Hiệu suất tiêu thụ của Giao dịch thủ công

Giới thiệu cơ chế tính toán hiệu suất tiêu thụ thực tế phát sinh từ giao dịch thủ công và các ảnh hưởng của giao dịch thủ công đến các hiệu suất tiêu thụ của các giao dịch khác

Giao dịch thủ công là gì?
Giao dịch thủ công là các giao dịch được ghi nhận bởi nhân viên được ủy quyền thuộc phòng Dịch vụ khách hàng của Dibee trong các trường hợp phát sinh lỗi kỹ thuật liên quan đến thẻ định danh, đến đường truyền internet hoặc thiết bị thanh toán dẫn đến giao dịch không được ghi nhận hợp lệ vào hệ thống.

Khi các trường hợp này xảy ra, phòng Dịch vụ khách hàng của Dibee tiến hành thu thập thông tin,  xác thực thông tin từ hệ thống, với khách hàng và nhân viên Trạm xăng, trước khi tạo Giao dịch thủ công ghi nhận chính xác giao dịch vừa phát sinh vào hệ thống nhằm mục đích đảm bảo cho phương tiện có thể đổ nhiên liệu tại Trạm xăng.

Ngoài ra, giao dịch thủ công còn được sử dụng để điều chỉnh các giao dịch hợp lệ đã được ghi nhận vào hệ thống nhưng do lỗi chủ quan của tài xế, của nhân viên Trạm xăng dẫn đến thông tin giao dịch không chính xác so với thực tế (ví dụ: số lít thực tế đổ khác với thông tin khi nhập vào thiết bị thanh toán). Trong các trường hợp này, phòng Dịch vụ khách hàng của Dibee sẽ tạo Giao dịch thủ công cấn trừ cho giao dịch sai và tạo mới một Giao dịch thủ công có thông tin giao dịch đúng vào hệ thống.

Các ảnh hưởng liên quan đến hiệu suất giao dịch khi phát sinh giao dịch thủ công

Các thông tin của một giao dịch thủ công tương tự như một giao dịch thông thường được xử lý hợp lệ bởi hệ thống, bao gồm các thông tin cơ bản sau:

- Thẻ định danh (nếu có) của phương tiện và tài xế.

- Biển số xe.

- Trạm xăng phát sinh giao dịch.

- Thời điểm phát sinh giao dịch: dd/mm/yyyy hh:mm.

- Thông tin giao dịch: số lít, đơn giá, số tiền.

- Số công tơ mét (ODO) tại thời điểm giao dịch.

Mỗi giao dịch thủ công khi được ghi nhận, hệ thống Dibee sẽ tính toán hiệu suất tiêu thụ thực tế của giao dịch đó và điều chỉnh hiệu suất tiêu thụ thực tế của giao dịch kế tiếp (nếu đã phát sinh) trong trường hợp việc bổ sung giao dịch thủ công này gây ảnh hưởng đến cự ly di chuyển của xe giữa hai lần đổ.

Thông thường, một giao dịch thủ công khi được xử lý sẽ phát sinh hiệu suất tiêu thụ của chính nó và ảnh hưởng đến hiệu suất tiêu thụ thực tế của giao dịch kế tiếp.

Các trường hợp phát sinh giao dịch thủ công và xử lý liên quan đến hiệu suất tiêu thụ tương ứng

1. Trường hợp 01: Giao dịch thủ công giảm trừ cho một giao dịch đã được ghi nhận trong hệ thống
Khi trường hợp này xảy ra khi:

- Giao dịch thủ công được tạo ra với giá trị số lít âm (điều chỉnh).

- Thời gian giao dịch xảy ra trong cùng ngày với thời gian giao dịch của giao dịch bị giảm trừ (giao dịch đã được ghi nhận sai vào hệ thống trước đó).

- Thời điểm giao dịch (hh:mm) diễn ra sau thời điểm giao dịch của giao dịch bị giảm trừ.

- Số lít của giao dịch thủ công (giá trị âm) bằng hoặc lớn hơn số lít của giao dịch bị giảm trừ.


Hệ thống sẽ thực hiện các xử lý sau:

- Hủy hiệu suất tiêu thụ thực tế của giao dịch bị giảm trừ.

- Tính toán lại quãng đường di chuyển theo Công tơ mét và theo GPS (nếu có) của giao dịch kế tiếp giao dịch bị giảm trừ. Đồng thời, tính toán lại hiệu suất tiêu thụ thực tế tương ứng.

Ví dụ: phương tiện A đang có 03 giao dịch hợp lệ đã được ghi nhận vào hệ thống cùng với hiệu suất tiêu thụ tại các thời điểm T1, T2 và T3

Tuy nhiên giao dịch ở thời điểm T2 được ghi nhận sai số lít, nên phát sinh 1 giao dịch thủ công giảm trừ giao dịch này. Sau khi giao dịch thủ công được tạo và xử lý, hiệu suất tiêu thụ của giao dịch T2 được xóa khỏi hệ thống và hiệu suất tiêu thụ của giao dịch T3 được tính lại theo cự ly di chuyển mới


2. Trường hợp 02:
Giao dịch thủ công tạo mới một giao dịch vào hệ thống

Khi trường hợp này xảy ra khi:

- Giao dịch thủ công được tạo ra với giá trị số lít dương.

- Thời gian giao dịch xảy ra không cùng ngày với thời gian giao dịch của bất kì giao dịch nào khác đã có trong hệ thống (trước đó) của cùng một phương tiện và có cùng số Công tơ mét.


Hệ thống sẽ thực hiện các xử lý sau:

- Ghi nhận thông tin giao dịch và tính toán hiệu suất tiêu thụ thực tế cho giao dịch thủ công phát sinh.

- Tính toán lại quãng đường di chuyển theo Công tơ mét và theo GPS (nếu có) của giao dịch kế tiếp. Đồng thời, tính toán lại hiệu suất tiêu thụ thực tế tương ứng.

Ví dụ: phương tiện A đang có 02 giao dịch hợp lệ đã được ghi nhận vào hệ thống cùng với hiệu suất tiêu thụ tại các thời điểm T1 và T3

Sau đó, một giao dịch thủ công được ghi nhận có thời điểm giao dịch là T2, hệ thống sẽ tính toán hiệu suất tiêu thụ của giao dịch thời điểm T2 này và điều chỉnh cự ly, hiệu suất tiêu thụ thực tế của giao dịch thời điểm T3